Cách trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản nhất

Thế giới hoa với muôn vàn loài khác nhau, trong đó phong lan là loại đặc biệt ý nghĩa và mang vẻ đẹp thanh tao, trang nhã, được nhiều người yêu thích. Nếu đã là một tay lan chơi hoa chính hiệu, chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua bí quyết trồng và chăm sóc hoa dưới đây. 

1. Một số điều cần biết khi trồng hoa phong lan

Trước hết bạn cần phải biết cách chọn giống hoa lan phù hợp với sở thích, mục đích, điều kiện địa lý mà bạn sinh sống. Giả sử bạn chơi hoa chỉ để phục vụ giải trí thì có thể chọn các loại như Hồ Điệp, Vũ Nữ, Dendro, bởi chúng dễ trồng, dễ chăm sóc và siêng ra hoa.

Trường hợp bạn muốn trồng lan để kinh doanh thì có thể chọn một số loại lan như Vanca, Cattleya, Phalaenopsis,…Đặc điểm của các giống lan này là hoa nở liên tục, cây bền và hoa khỏe. 

Ngoài những yếu tố trên người trồng lan cũng phải lưu ý đến những điều kiện cấy cây như nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, độ pH. Ở công đoạn nuôi cấy cây phải khử trùng cũng như bổ sung đầy đủ chất điều hòa cho cây sinh trưởng. 

Theo kinh nghiệm của một số người trồng lan thì nhiệt độ trong khoảng từ 22 đến 27 độ C, độ pH từ 5 đến 5.7, cường độ ánh sáng vừa phải cộng thêm khử trùng mô bằng starner 20WWP, cấy bằng clorox cho thích hợp. Đôi khi cũng có thể tách mầm, chiết mầm từ chính cây lan đã trưởng thành. Chỉ cần sử dụng dao sắc cắt gọn mầm rồi khử trùng bằng cồn, sử dụng vôi để chữa lành vết thương.

Ở vườn trồng lan kinh doanh cần có khung giàn sắt để ngăn chặn gió bão, giàn che ánh sáng sử dụng lưới tối màu cho lan. Khi xếp cây lan vào giá cũng phải lưu ý chọn chậu có cùng kích thước, loại và thời gian trồng giống nhau để xếp một khu vực riêng, tiện lợi cho việc chăm sóc. Ngoài ra, người trồng cần tạo điều kiện mát mẻ, tưới nước sạch cho cây. Hạn chế và dùng lưới để che bớt ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, đặc biệt là vào buổi chiều. 

Đối với các vật liệu dùng để trồng lan thường là xơ dừa, than gỗ,…Sau khi mua than gỗ về bạn hãy đem ngâm rồi rửa sạch, đem phơi, chặt ra từng khúc nhỏ bỏ vừa chậu. Xơ dừa xé tơi ra rồi đem ngâm chừng 7 ngày sau đó rửa sạch, phơi khô. Chậu nhựa hay đất nung cũng hay được sử dụng để trồng lan. 

2. Điều kiện bên ngoài để hoa lan phát triển

+ Ánh sáng

Sự chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa phong lan. Theo đó, nếu thiếu nắng hoa lan trong vườn sẽ cao nhưng ốm, lá tối màu, dễ sinh sâu bệnh, hoa khó ra và bông lại không được xinh đẹp, màu sắc rực rỡ. Ngược lại, nếu thừa nắng hoa lan sẽ bị thấp cây, vàng lá, hoa dễ ra sớm nhưng bông ngắn và nhỏ, kém phát triển. Trong trường hợp nắng gắt quá cây sẽ khô dần rồi sau đó chết. 

Vậy bao nhiêu nắng là đủ? Điều này còn xem xét độ tuổi cũng như từng loại cây khác nhau. Với lan hồ điệp chịu nắng thấp nhất khoảng 30%, lan cattleya chịu được 50%. Một số loại lan có khả năng chịu nắng tốt như Vanda lá hẹp lên đến 70%, Vanda lá dài hay lan bò cạp chịu được 100% nắng, do đó nếu trồng các loại lan này bạn không cần phải làm dàn che. 

Xét về độ tuổi, trong khoảng 12 tháng đầu hoa lan cần nắng 50%. Thời gian từ 1 đến 1.5 tuổi có thể chịu được 70% nắng, đến khi hoa lan có thể chịu được ánh sáng tự nhiên thì có thể bỏ màn che.

Một yếu tố mà người trồng lan cũng cần phải lưu ý đó là hướng chiếu sáng. Hoa lan khi đặt ở hướng Đông sẽ nhận được ánh sáng tốt vào buổi sáng. Còn cây đặt ở hướng Tây sẽ không tốt vì nhận nắng vào buổi chiều. Khi trồng lan bạn nên bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phù hợp. 

+ Phân bón

Phân bón quyết định yếu tố dinh dưỡng cho cây. Khi cây đủ dinh dưỡng thì hoa sẽ to đẹp, cây phát triển tốt. Ngược lại, thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ còi cọc, không siêng hoa. 

Trồng lan cần phải cung cấp đầy đủ 13 chất dinh dưỡng và khoáng để cây phát triển, ra hoa tốt. Cụ thể nó được chia làm cách nhóm như sau:

Dinh dưỡng đa lượng: Bao gồm các loại dinh dưỡng Đạm, Lân, Kali
Dinh dưỡng trung lượng: Bao gồm các loại dinh dưỡng Lưu huỳnh, Magie, Canxi
Dinh dưỡng vi lượng: Bao gồm các loại dinh dưỡng Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Bo, Molypđen, Clo

Mặc dù chất dinh dưỡng rất cần thiết, song nếu chất dinh dưỡng với nồng độ cao cây cũng không chịu được. Do đó khi bón phân bạn nên cung cấp thường xuyên bằng cách phun qua lá. 
Còn tùy vào loại lan và thời kỳ sinh trưởng, phát triển để bón loại phân nào. Chẳng hạn, trong lúc cây sinh trưởng cần phân đạm, lân cao, kali thấp. Hay cây chuẩn bị ra hoa thì cần lượng phân kali và lân cao, đạm thấp. Khi cây đã nở hoa thì cần kali cao, lân và đạm thấp. 

+ Cung cấp nước

Ánh sáng và phân bón là chưa đủ, nước cũng là yếu tố để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của hoa lan. Khi lan thiếu nước chúng sẽ bị khô héo, lá rụng, nụ nở sớm. Khi thừa nước cây sẽ bị thối, lá mọc đứng sát nhau, hơn nữa rễ sẽ rong rêu và nấm bệnh xuất hiện mạnh mẽ. 

Ngoài ra, một vấn đề mà bạn cần phải lưu ý nữa là nước dùng để tưới cho hoa lan không được quá mặn, phèn và clo thích hợp, pH 5,6. Thời điểm tưới nước thích hợp là vào buổi sáng và chiều, phải tưới nước vừa đủ ẩm. 

+ Trừ sâu

Lan vốn là loài dễ bị sâu bệnh, nếu không chăm sóc kỹ và môi trường không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng sâu bệnh phát triển mạnh và gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây. Một số dấu hiệu cho thấy cây bị sâu bệnh đó là cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn, thối rễ,…Tùy theo mỗi loại bệnh khác nhau mà người trồng lan sẽ dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao để chữa trị cho cây. 

ĐT
«  1 2 3 4 5  ...  »